Ảnh đại diện
Phạm Vĩnh Lộc Cộng tác viên
Phạm Vĩnh Lộc Cộng tác viên
<div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/2966dcf235446d8ee0962e84730ce43edfddf6a5dfa90f0ba0aa65d7b6daab91.png"alt="image.png"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngày 22 tháng 5, đèn đuốc được thắp sáng khắp đường phố. Bài thánh ca vang lên không còn ấm áp, thiêng liêng nữa, mà bi ai, sầu thảm. Một màn sương kỳ lạ như tấm chăn dày bao trùm nỗi sợ hãi lên toà thành cổ. Tâm trạng người dân ngày càng bi đát. Họ thấy bóng tối bủa vây như ngày Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đêm đó, giữa tiếng đọc kinh lầm rầm, người ta thấy một ánh sáng kỳ lạ. Bầu trời xuất hiện mặt trăng máu. Trên nóc thánh đường Hagia Sophia, một quầng lửa lớn bao quanh mái vòm nhà thờ rồi bay lên không trung. Người ta chạy Đông chạy Tây hỏi thăm tin tức. Ai cũng không giấu được vẻ hoang mang.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Chúa thương xót!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Ngài rời bỏ chúng ta!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Loukas Notaras đứng ở trên ban công nhìn xuống, nói:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Tinh thần người dân bắt đầu dao động rồi.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Vua Constantine nhìn sang Giustiniani:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Mặt trăng máu là điềm rất xấu.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani nắm chặt đốc kiếm:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. Còn thở là còn gỡ.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Bên ngoài tường thành, Mehmed lặng nhìn các thiên tượng kỳ lạ liên tiếp diễn ra trên bầu trời. Tâm can ngài ta cũng chấn động trước khung cảnh khải huyền đó. Đức Chúa trời đứng về phía ai? Ottoman hay Byzantine?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Tại sao chúng không đầu hàng cơ chứ. Khốn nạn!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngài ta đã đánh giá quá thấp sức chịu đựng của quân dân Byzantine và sự bề thế của thành phố. Nó đã đứng vững hàng ngàn năm hẳn phải có nguyên do. Mehmed chẳng qua cũng chỉ điền thêm vào danh sách dài dằng dặc những kẻ bại trận trước cổng Constantinople.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Thiên tượng kỳ dị này lại xảy ra vào ngày 26 tháng 5, ánh sáng lại chiếu xuống Hagia Sophia. Mehmed cho tập trung toàn bộ các nhà tiên tri lại hỏi:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Ánh sáng đó là sao? Có phải Đức Chúa trời vẫn đứng về phía bọn chúng? Phải thế không?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Tuy nhiên vẫn không ai lý giải được. Ngài ta nói:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Ta nên hoà hay nên đánh? Nếu các khanh đồng thanh nói hoà, sáng sớm mai ta lập tức lui binh.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Bỗng nhiên ánh sáng chiếu trên đầu Hagia Sophia tắt đi, bóng tối lại bao trùm vạn vật. Tim Mehmed đập thình thịch:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Vậy là rõ. Đức Chúa trời đứng về phía chúng ta. Thiên mệnh của người La Mã chấm dứt rồi!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Bên trong thành bấy giờ, sự hoảng loạn mỗi lúc một trầm trọng. Loukas Notaras và Giovanni Giustiniani thấy rõ sắc mặt đau đớn của nhà vua. Ông cứ đứng bần thần giờ lâu trước bức tượng của Constantine Đệ Nhất, người đã dựng nên thành phố này, rồi cúi đầu xuống, nước mắt lưng tròng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đêm ngày 28 tháng 5, bên ngoài tường thành, tiếng của quân Ottoman hò hét ầm ầm như bão biển đập vào vách đá. Toàn bộ cư dân bên trong Constantinople nhận ra thời khắc cuối cùng sắp đến. Vua Constantine lệnh cho các linh mục cầm theo thánh giá, biểu tượng và biểu ngữ, dẫn theo phụ nữ cùng trẻ em đến các bức tường cầu khẩn Đức Chúa trời đừng trao thành phố vào tay kẻ thù. Bản thân nhà vua cùng toàn bộ các quý tộc, binh sĩ, nam phụ lão ấu cũng làm điều tương tự. Sau đó ông nói:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Đêm nay, có bốn điều đáng để chúng ta hy sinh vì nó. Thứ nhất, cho đức tin và tôn giáo của ta. Thứ hai, cho quê hương đất nước của ta. Thứ ba, cho Đức Vua của chúng ta, người đại diện cho Đức Chúa trời nơi trần thế. Thứ tư, cho bằng hữu và gia quyến của chúng ta. Hỡi ba quân tướng sĩ, nếu chúng ta phải chết đêm nay, cũng nguyện chết vì bốn điều thiêng liêng đó!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Rạng sáng ngày 29 tháng 5, Mehmed tổ chức đợt tấn công tổng lực cuối cùng.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Một loạt đại bác rền vang, cả ngôi thành chấn động dữ dội như động đất. Đại bác của Mehmed thổi bay một phần tường gần cổng Thánh Romanus. 3000 quân Ottoman tràn lên tiến công. Quân Byzantine vẫn cố thủ được lần nữa. Tuy nhiên, người Thổ đã cố hết sức chiếm được một tháp canh và cắm cờ Ottoman trên đó.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Constantinople thất thủ rồi!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Binh sĩ Byzantine ở xa nhìn thấy lá cờ mặt trăng màu đỏ ngạo nghễ tung bay thì thất kinh hồn vía.</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="https://lh7-rt.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXdzF6vlTON-RpIAbBoMVYz3EKUsjteRiz58CyOjAmY6wL5XuSDcUpO4zb5dUaNpPaYBE7LaKkW37eJ0hBAoCTWDABviY0lpjaM6Ml4D4j3H0SZqkJgXH64xAGVjtcHzgo2JPgaJU8nqRu1ciM9AT1bXEOc?key=rXjt2Txa_dnv7VHuTKYczA"alt=""style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani gào thét:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Giữ vững vị trí, ai bỏ chạy chém đầu!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đột nhiên hàng loạt mũi tên bay đến găm thẳng vào ngực viên tướng người Genoa. Giustiniani “Hự” một tiếng rồi ngã nhào xuống. Viễn ảnh ông thấy trong giấc mơ đã trở thành sự thực. Ván cờ này, Mehmed là người chiến thắng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Không… được… bỏ… vị… trí….</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani không còn sức vung gươm nữa. Vết thương quá nặng và được đưa ra khỏi chiến trường. Đây là đòn đánh chí tử vào sĩ khí Byzantine. Cuối cùng, khi vài trăm quân Ottoman tiến vào thành phố gần cổng Thánh Romanus, người người ồ ạt tìm cách lên thuyền tháo chạy khỏi thành phố. Binh bại như núi đổ.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Vậy là 2000 năm La Mã cuối cùng kết thúc tại đây.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Vua Constantine cay đắng nhìn kinh đô chìm trong hoả ngục. Ông đã làm hết sức mình. 7000 quân giữ thành cũng đã cầm cự đến sức tàn lực kiệt, không thể ráng hơn được nữa. Những bức tường sừng sững của Theodosia chỉ còn là ảo ảnh của một quá khứ hùng mạnh.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Loukas Notaras nắm lấy tay nhà vua:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Di tản thôi bệ hạ, thuyền đợi sẵn rồi. Chúng ta sẽ trở về Constatinople vào một ngày khác!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Vua Constantine cúi gằm mặt. Rồi ông giằng tay ra, rút thanh gươm hướng lên trời cao:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Hậu duệ bất tài, xin tổ tiên thứ tội!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Nói đoạn nhà vua nhảy lên con ngựa trắng. Cùng với những thân binh còn lại, ngài xông thẳng vào đám quân Thổ trong tiếng thét xông trận cuối cùng. Chiếc áo choàng tím quý phái của nhà vua nằm lặng trên nền thành phố, ám khói và đầy bụi đất. Đế chế La Mã đã chết như vậy đấy.</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="https://lh7-rt.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXfG832e125ptdO--TSinipEngEE-2d3riTA0CnTLRnQ-4JUPKlzbzTY2TLBmuf5hqtkONaFKPbHCnscnpBUrGha189iBMOZbxhK1wp89TEBK-HPl9zMCH8Byt8BIxWehdPEQtFVQKS_pz57Wj66A7EwqXmA?key=rXjt2Txa_dnv7VHuTKYczA"alt=""style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngày 29 tháng 5 năm 1453 là bước ngoặt trong lịch sử.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Vị Sultan Hồi giáo bước qua cánh cổng kinh đô Constantinople, thành phố vĩ đại nhất địa cầu. Sau 2 tháng bao vây, Mehmed hoàn thành kỳ tích mà suốt 1500 năm biết bao người đã cố gắng và thất bại: Vĩnh viễn chiếm lấy Constantinople. Ở tuổi 21, nhà vua trẻ tiêu diệt hoàn toàn đế chế La Mã, một lần này và mãi mãi.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đánh mất Constantinople là thảm họa khiến phương Tây mấy trăm năm sau vẫn còn hối hận, nhưng điểm sáng của nó là đã tạo nên một thời đại mới. Khi các học giả Hy Lạp bỏ chạy, họ mang theo những tàng thư bí tịch của Hy Lạp cổ đại sang phương Tây, thắp sáng nên thời Phục Hưng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Về phần Ottoman, họ trở thành thế lực hàng đầu thiên hạ trong 300 năm. Đế chế đó sẽ đặt Constantinople là trung tâm quyền lực, tiếp tục thống trị 1/3 châu Âu, phần lớn Bắc Phi, toàn bộ Trung Đông đến vịnh Ba Tư, thậm chí đã có lúc vươn tới Đông Nam Á. Cho đến khi bị lực lượng Thiên thần Chiến kỵ Ba Lan chặn đứng ở cửa ngõ thành Vienna, đà tiến của Ottoman tưởng như không có điểm dừng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Cuối cùng, rất ít người trong dòng chảy nhân loại được tự xưng là kẻ chinh phục và Mehmed là một trong số đó.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>“<i>Ngày nào đó, một kẻ vĩ đại cùng đoàn hùng binh của hắn sẽ chinh phục thành công Constantinople</i>” - Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/8870eea9dc45d70a0a7d31276126b02728dd0ccef4ef0fd43cf4c3b4d5430e17.png"alt="image.png"style="max-width: 100%;"></div>
Ảnh đại diện
Phạm Vĩnh Lộc Cộng tác viên
Phạm Vĩnh Lộc Cộng tác viên
<div class="block-wrapper" type="image"><img src="https://lh7-rt.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXcnAv_T1b-8ykWqlOcioUyXxxxECHe6C178Po9SAUOUnxxb4VWtkqAp666i-hIt1VXAaVZsg8J2yRVJE-NiVEMZhWsvAX41pdRHU1zhPt70Wl6h5sDZZEisTflfxPFFcIPuFX3DVUCAS-JtA123EcsTYhQx?key=rXjt2Txa_dnv7VHuTKYczA"alt=""style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngày 5 tháng 4 năm 1453, Mehmed đến Constantinople cùng đoàn quân cuối cùng. Nhà vua đã nghiên cứu rất kỹ về tòa thành này và các lớp phòng thủ của nó.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Theo như binh pháp Tôn Tử:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>“<i>Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi thì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch</i>”</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Mehmed chưa từng đọc binh pháp Tôn Tử, nhưng phép dùng binh cũng gần đúng như thế. 8 vạn quân Ottoman đương đầu với 7 ngàn quân Byzantine, một sự chênh lệch khủng khiếp. Dũng sĩ Suleiman Baltoghlu nói:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Tâu bệ hạ, lũ chuột La Mã cậy có thế hiểm thành cao hào sâu. Ta chỉ cần vây chặt Constantinople và diệt gọn viện binh là chúng không thể thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng. Thế nào cũng mở cửa đầu hàng để khỏi chết đói.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Mehmed cười:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Việc này giao cho khanh. Bất cứ thuyền phương Tây nào bén mảng với ý đồ tiếp tế cho Constantinople, cứ thẳng tay đánh chìm chúng xuống biển Marmara.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Sau khi chiếm hết những cứ điểm phòng ngự bên ngoài Constantinople, trận vây hãm bắt đầu.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Quân đội Ottoman đóng trại đối diện với kinh đô La Mã. Họ bắt đầu triển khai thế trận đại bác. Muốn hạ thành phố vĩ đại này, bắt buộc phải bắn sập những bức tường của nó.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngày 6, vua Constantine lo lắng:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Thành phố sẽ chịu đựng được trong bao lâu?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani nheo mắt:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Có thể vài tháng, cho đến khi chúng nó mệt mỏi tự rút lui như ngày xưa. Murad còn không hạ được Constantinople thì sá gì thằng con trai non choẹt của ông ta.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani vừa dứt lời, một tiếng “Ầm” long trời lở đất vang lên. Cả một mảng tường thành rung lên như gặp địa chấn. Vua Constantine hoảng hồn:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Cái gì vậy? Cái gì vậy???</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ở phía đường chân trời, giữa những khẩu đại bác nhỏ, nổi bật lên là khẩu đại bác khổng lồ. Khẩu đại bác to đến mức chưa ai từng thấy. Đại công tước Loukas Notaras lồm cồm bò dậy, lắp bắp:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Chính hắn, tên khốn đó!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Mehmed mỉm cười nhìn về Constantinople. Tường thành bấy giờ đã thủng một lỗ sâu hoắm. Nhà vua ngoái đầu ra sau hỏi:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Bao giờ bắn được tiếp, Orban?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Khoảng 3 giờ nữa, thưa bệ hạ.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Càng nhanh càng tốt nhé. Ta muốn chúng khiếp đảm đến mức tự giác ra khỏi thành đầu hàng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Người kỹ sư Hungary gật đầu vâng dạ rồi tiếp tục điều phối. Quả thật cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền. Kinh doanh chứ không phải làm từ thiện, Orban sẵn sàng bán phát minh của mình cho bất cứ ai đáp ứng được mức giá “khủng”, xứng đáng với công sức ông ta bỏ ra.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Chắc chắn bắn thủng được Constantinople không?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Tôi đã từng sống ở Constantinople và khảo sát bức tường nhiều năm. Với khẩu Basilic này, bây giờ có là thành Babylon thì cũng sập!</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="https://lh7-rt.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXdCWpZYNOpMh6MUqS3KxCviXi1m5h77HdVfJmrjXSqujStDATzMBPCYRHhu6vXEBag5fGs26pnBGe-ptlLR53zAgKHc6Cvp6h6PNPQACvA9yiP0FX_D2XyvXXkMVEka0YimYTqOEiSj38kCglxqknEWG5Ze?key=rXjt2Txa_dnv7VHuTKYczA"alt=""style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Mehmed phóng tầm mắt về kinh đô cổ xưa của người La Mã, nhẩm tính rằng sẽ cần bao nhiêu đợt oanh tạc nữa để hạ gục nó. Ngay từ trước khi bắt đầu, Mehmed biết mình phải đối diện với hệ thống phòng thủ kiên cố nhất thế giới. Khi nhìn thấy bản thiết kế của Orban, Mehmed nhanh chóng cho đúc thử một mẫu. Khẩu súng demo này đã bắn chìm một tàu buôn Venice ngay lập tức khi nó từ chối nộp tiền để qua vịnh Bosphorus. Đó là lý do Mehmed quyết định xuống tiền để đúc phiên bản khổng lồ: Basilic.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Khẩu Basilic đặt trước lều nhà vua dài hơn 8m. Mất tối thiểu 3 tháng để nó xuất xưởng. Để kéo Basilica đến chiến trường, Ottoman phải dùng tới 60 con bò cùng 400 người. Thậm chí, những quả đạn khổng lồ dành cho Basilic cũng không thể chế tạo hàng loạt. Vì Basilic còn khuyết điểm, quân đội Ottoman vẫn phải dùng các khẩu đại bác nhỏ hơn để bắn hạ Constantinople. Sultan hạ lệnh cho thành lập xưởng đúc súng cách Constantinople 240km để liên tục chế tạo thần công.&nbsp;&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngày 7, Mehmed cho bộ binh nhẹ tiến công thăm dò. Tuy nhiên, quân Ottoman nhanh chóng bị đẩy lùi.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Một ngày chỉ bắn được vài phát thôi sao Orban?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Thưa bệ hạ, nếu lạm dụng sẽ rất nguy hiểm.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Orban vội vã đáp trong lúc đang kiểm tra tình trạng Basilic. Nòng súng toả ra nhiệt lượng hừng hực sau mỗi phát bắn. Các kỹ sư phải dùng dầu ô liu ấm để thấm ướt nòng súng nhằm ngăn chặn khí lạnh tràn vào khiến các vết nứt toác ra. Orban phải lót thêm một lớp đồng dày 20cm để ngăn ngừa Basilic phát nổ giữa chừng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Quả thật Basilic bắn rất mạnh. Nó dư sức đẩy quả đạn nặng hơn nửa tấn bay xa hàng cây số, gây nên những lỗ thủng sâu hắm lên tường thành Constantinople. Tuy nhiên, Basilic bắn chậm đến sốt ruột. Cách ba giờ chỉ bắn được một phát. Điều này giúp quân dân Byzantine có đủ thời gian sửa chữa những đoạn tường thành hư hại trước khi Ottoman phát động một đợt oanh tạc mới.</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/711070462d9aa04e8935af50c33e2d8c436d58cd49834b745b05c32a5c45ff48.png"alt="image.png"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngày 8 và 9, Giovanni Giustiniani vận đầy đủ giáp trụ, dẫn theo các chiến binh Byzantine xông ra ngoài thành.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Chết đi bọn Thổ!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani dũng mãnh tả xung hữu đột, chém giết rất nhiều, trước khi rút quân về lại Constantinople. Mehmed kinh ngạc:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Kẻ này là ai?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Dũng sĩ Suleiman Baltoghlu đáp:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Giovanni Giustiniani, tay lính đánh thuê đến từ Ý, chuyên gia thủ thành. Nếu không giết được hắn, e rằng quân ta sẽ gặp không ít khó khăn?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngày 11, quân Ottoman nã đạn liên tục vào tường. Tuy nhiên, thời ấy đại bác dùng loại đạn đặc chứ không phải đạn nổ. Những đoạn tường thành vỡ nát hoá ra lại giúp giảm sức công phá của đạn tốt hơn nhiều.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>---</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đón đọc tiếp kỳ 4.</p></div>
Ảnh đại diện
Phạm Vĩnh Lộc Cộng tác viên
Phạm Vĩnh Lộc Cộng tác viên
<div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/faa77455aec77d2f0f7e1eeb10305d12ac00889f4118f8cbeae91682f0729cbc.png"alt="image.png"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>“<i>Bọn Hy Lạp đần độn. Ba cái quỷ kế cũ rích đó ta biết hết. Sultan trước còn hiền chứ Sultan hiện tại không dễ chơi đâu. Đừng có giỡn mặt với ông ta</i>”</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Loukas Notaras cầm bức thư bí mật do Halil Pasha gửi vào Constantinople mà tay run run. Đại Tể tướng cảnh báo cho họ biết thả Orhan ra là một kế hoạch tồi và việc triều đình Byzantine bỏ tiến cống cho Ottoman là cái cớ hoàn hảo để Sultan phát động cuộc xâm lăng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Trong buổi thiết triều, vua Constantine hỏi sứ giả:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Giáo hoàng đồng ý giúp Constantinople chứ?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Ngài ta lực bất tòng tâm.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Ta cũng đoán được.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Nhà vua bóp trán. Cầu viện Giáo hoàng và phương Tây là điều cuối cùng ông nghĩ đến. Kể từ ngày Đại ly giáo (1054) xảy ra, khiến cho Công giáo La Mã và Chính thống giáo chia đôi con đường, mối quan hệ giữa Byzantine và phương Tây luôn căng thẳng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đặc biệt trong lần Thập tự chinh thứ 4 (1204), quân Kitô đã tràn vào kinh đô Byzantine như bầy ong vỡ tổ. Đây là lần duy nhất Constantinople thất thủ và cũng là sự kiện tồi tệ nhất từ khi thành lập Đông La Mã.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đại công tước Loukas Notaras phản đối:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Phải nhờ đến Công giáo là hỏng rồi. Năm xưa quân Thập tự tràn vào thành cướp phá, Constantinople không còn cái nịt. Thần thà nhìn khăn quấn của bọn Thổ Ottoman còn hơn thấy nón Hồng y Công giáo trong thành này!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Loukas Notaras là người giàu có nhất Constantinople, hẳn nhiên ông ta không hề muốn chiến tranh xảy ra. Dù vậy, Notaras quyết liệt phản đối việc cầu viện các nước Công giáo. Ông ta cho rằng mời họ đến Constantinople đánh Ottoman không khác gì “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”. Tình thế phải bi đát lắm vua Constantine mới nghĩ như vậy. Thế nhưng lần này phương Tây cũng án binh bất động luôn. Anh và Pháp mệt mỏi sau chiến tranh trăm năm. Tây Ban Nha đang quần thảo với quân Hồi giáo để chiếm lại bán đảo Iberia. Tất cả đều nhà bao việc, không ai rảnh giúp Byzantine.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Chưa kể, quyền lực của Giáo hoàng lên những nước này cũng không còn đủ mạnh như xưa. Chính vì vậy, những thứ tốt nhất vua Constantine nhận được chỉ là vài chiếc tàu từ Venice cùng khoảng 1000 lính đánh thuê do chiến binh Genoa tên Giovanni Giustiniani dẫn đầu. So với lực lượng Ottoman thì giống như muối bỏ bể.</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/ba3b496918c7604788f996b25a008886eb1f11e2378ece08e0eab7b5499bcc6f.png"alt="image.png"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Giustiniani, ông có tự tin đẩy lùi được quân Thổ không?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Bệ hạ cứ để thần toàn quyền quyết định là được.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani sánh bước cùng Constantine chậm rãi đi bộ dọc theo bức tường thành Theodosia, quan sát địa thế nhằm bố trí phòng thủ hiệu quả. Thành phố này được xây dựng để trở thành trung tâm thế giới. Nó lớn hơn 20 lần so với Paris hay London cùng thời. Vào thời điểm Ottoman xâm lăng, Constantinople vẫn to lớn, vẫn vững chãi, nhưng đã hoang vắng như một thành phố ma, nhiều chỗ còn dùng để làm ruộng. Chỉ còn 5 vạn cư dân cùng 7000 lính thủ thành hồi hộp chờ đợi cơn cuồng phong từ phương Đông giáng xuống.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Thành phố quá lớn để phòng thủ hết. Thần nghĩ chúng ta nên chia ra thủ những nơi hiểm yếu hơn là dàn trải khắp tường thành.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani nhận định. Ông ta đưa mắt nhìn về vịnh Sừng Vàng:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Bọn Ottoman nhất định không dám liều lĩnh tiến vào vịnh Sừng Vàng, ta có thể giảm bớt phòng thủ chỗ đó.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Nhưng ngày xưa quân Thập tự đã xâm nhập Constantinople từ hướng đó.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Hồi xưa khác, bây giờ khác. Chúng ta đã có kinh nghiệm. Mehmed cũng không ngu nướng hết thuỷ quân của hắn ở vịnh Sừng Vàng đâu.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Vậy nên làm thế nào?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Tập trung phòng thủ bức tường trên đất liền của Constantinople.</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="https://lh7-rt.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXdLsSUw-ztxfEAATO6K5N0Sguc5ttWR0pkWbGTd-bTl44PleG3DRzVdSPPBrTnskVEhhOKA4kVFDLjxpqNPOCHEmxRqgNgjoNRif9FH5cxXqNestfeAfCExK6nAdWKClYbOdrwiSsHsIQ4MckXCcSyb_pLy?key=rXjt2Txa_dnv7VHuTKYczA"alt=""style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani chỉ về bức tường duy nhất che chắn cho kinh thành trên cạn. Mehmed sẽ tập trung đại quân của hắn ở đấy, không thể khác được. Hắn và quân Ottoman cũng sẽ quay đầu như chúa Hung Nô Attila ngày xưa mà thôi. Về cơ bản, Constantinople là một pháo đài gồm các tuyến phòng thủ như sau:</p></div><div class="block-wrapper" type="list"><ul list-style="unordered" class="list-items list-items-parent"><li class="list-item"><div class="item-content">Tuyến thứ nhất: Một con hào rộng 20m, sâu 10m, chạy dài 7km từ bờ biển bên này sang bờ biển bên kia. Con hào này thông với đường ống chạy vào tận trong thành. Ngay khi nhìn thấy giặc từ xa, nước sẽ từ các ống này chảy xuống đổ đầy hào. Một bên hào sẽ có bức tường cao 1,5m để che chắn cho cung thủ bắn hạ kẻ địch đang bơi lóp ngóp dưới nước.</div></li></ul></div><div class="block-wrapper" type="list"><ul list-style="unordered" class="list-items list-items-parent"><li class="list-item"><div class="item-content">Tuyến thứ hai: Giả sử kẻ địch có vượt qua được chiến hào đi nữa, cách đó 20m, chúng sẽ phải đối mặt tiếp với một bức tường kiên cố khác cao dày 2m và cao 9m. Ôi thôi, bao nhiêu gươm giáo, cung tên tha hồ xả xuống đầu. Đó là còon chưa nói đến lửa Hy Lạp. Thứ vũ khí đáng sợ đã thất truyền này hoạt động tương tự như bom napalm. Lửa cháy rất dữ và không thể dập được. Nhảy xuống nước nó vẫn cháy. Khi các bình đất sét chứa lửa Hy Lạp được tung ra từ máy bắn đá, cả một vùng chiến hào phía dưới sẽ biến thành hoả ngục, nướng chả quân thù hàng loạt.&nbsp;</div></li></ul></div><div class="block-wrapper" type="list"><ul list-style="unordered" class="list-items list-items-parent"><li class="list-item"><div class="item-content">Tuyến thứ ba: Đây là phòng tuyến cuối và cũng là thứ khiến cho Constantinople bất bại suốt hàng thế kỷ. Bức tường trong cùng dày 4m và cao 12m, đủ rộng cho bốn người dàn hàng ngang thoải mái. Chính vì thế nó cho phép quân phòng thủ có thể nhanh chóng di chuyển dọc theo tường thành để đến nơi cần thiết. Cho dù chúng có muốn đào hầm bên dưới đi nữa cũng rất khó để xuyên phá được độ dày của những bức tường Theodosia này.</div></li></ul></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Nếu không có vũ khí công thành hiệu quả, gần như là bó tay, không có cách nào hạ được Constantinople. Mỗi phần tường thành sẽ do một tướng lĩnh người Ý đảm trách, với Giustiniani làm chỉ huy. Trong khi đó, vua Constantine và đội Vệ Vương sẽ đóng tại cung điện Blachernae để yểm trợ.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngày 1 tháng 4 năm 1453, đại quân Ottoman đặt chân tới cửa ngõ kinh đô Byzantine.&nbsp;</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/83faddc8ef8f57b855e5bde4afa49809c2638816e466a58f63a6c97bd1876d5f.png"alt="image.png"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>---</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đón đọc kỳ 3.</p></div>