Nữ Đế, Chuyện Chưa Kể: Kỳ 12- Thái Sư Trần Thủ Độ: Đôi Điều Hé Lộ
Đăng lúc:
1751518995000
Trong:
Lịch sử
<div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Thái
sư Trần Thủ Độ là nhân vật nổi tiếng bậc nhất trong triều đại phong kiến nhà Trần,
ông có vai trò đóng góp to lớn cho cuộc chuyển giao ngai vàng từ họ Lý sang họ
Trần thông qua sự kiện Nữ đế Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là vua Trần
Thái Tông năm 1225. Cuộc đời ông trở thành nguồn cảm hứng đặc biệt trong các
nghiên cứu lịch sử, văn hoá, trong sáng tác văn chương, biểu diễn nghệ thuật và
cả lĩnh vực điện ảnh. Bởi thế mà ở bài này, người viết chẳng thể kể hết, chỉ mạn
phép chia sẻ đôi điều có thể nhiều người chưa biết về Thống quốc Thái sư Trần
Thủ Độ.</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/99e199f98faffe8a2ae7fa557b615121db1dfede84d9c9e35b010bf526baf833.jpg"alt="10. Tran Thu Do.jpg"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b>1.
</b><b>Hé lộ thân thế: Trần Thủ Độ
rất có thể là cháu ngoại vua Lý Anh Tông</b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Trong
chính sử không đề cập rõ về thân thế của Trần Thủ Độ, chỉ nói ông là em họ của
Thái Tổ Trần Thừa, chú họ vua Trần Thái Tông. Song ở các nguồn tư liệu dân gian
như gia phả dòng họ Trần, gia phả Trần Ích Tắc biên soạn còn truyền lại ở Trung
Quốc có thêm nhiều thông tin hơn. Người viết đã rất bất ngờ khi đọc được thông
tin cha mẹ Trần Thủ Độ lại vốn là phò
mã, công chúa nhà Lý. Theo đó cha của Trần Thủ Độ là Trần Thủ Huy, một trang
nam nhi giỏi võ nghệ đã từng giúp đỡ và phò trợ Thái tử cũ Lý Long Xưởng. Nhờ lập
công với triều đình mà Trần Thủ Huy được vua Lý Cao Tông gả công chúa Đoan Nghi
(con gái vua Lý Anh Tông) và trở thành phò mã. Về sau, vì nghe lời gièm pha (có
lẽ là liên đới với việc Chiêu Linh thái hậu và Thái tử cũ Lý Long Xưởng gây rối),
vua Lý đã sai phò mã Trần Thủ Huy và công chúa Đoan Nghi đi sứ nước Liêu (Mông
Cổ). Thời đó đi sứ phương xa chẳng khác nào bị đi đày, công chúa Đoan Nghi đã sinh
ra Trần Thủ Độ khi ở Liêu quốc, còn con trai đầu là Trần Thẩm thì được gửi lại nhờ
người bác họ Trần Lý nuôi dạy. Lớn lên, Trần Thủ Độ được gửi về nước và ở với
Trần Lý rồi tham gia vào đại nghiệp của họ Trần. Điều này rất phù hợp với việc
Trần Thủ Độ thường tự nhận <i>“Ta không biết chữ nghĩa gì”</i> ý là khi ở với cha mẹ tại
nước Liêu thì ông không có điều kiện học hành đầy đủ. Theo các tài liệu trên
thì cha mẹ Trần Thủ Độ có khả năng đã mất hoặc sống lưu vong và không có mặt ở Đại
Việt khi nhà Trần khởi nghiệp.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Cá
nhân người viết cho tư liệu đó khá đáng tin và giúp lý giải được thái độ, hành
xử cực kỳ phũ phàng của Trần Thủ Độ đối với vua Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng và
tôn thất họ Lý sau này. Mặc dù là cháu
ngoại họ Lý nhưng bởi do nhà vua bắt cha đi sứ mà gia đình ly tán anh em xa lìa,
cha mẹ bất mãn, chịu nhiều vất vả, sớm qua đời là lý do Trần Thủ Độ đã hình
thành quan điểm đoạn tuyệt với họ ngoại, ôm mối ân oán dẫn tới những hành động
tàn nhẫn, thẳng tay diệt trừ hoàng tộc họ Lý. Trong Đông A di sự, bàn tới lá số
tử vi của Trần Thủ Độ có đoạn khi xem lá số cho Thái sư, Huệ Túc phu nhân nói:<i>
“Tiên sinh chịu ơn ai một bát cơm, sau sẽ trả bằng một kho thóc. Bị ai mắng một
câu, sau này tiên sinh sẽ tru di tam tộc nhà người ta.”</i></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b>2.
</b><b>Chủ trương kết hôn nội tộc</b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Chuyện
anh chị em họ kết hôn với nhau là điều thường thấy trong các triều đại phong kiến
trên toàn thế giới nhằm mục đích liên hôn chính trị, đảm bảo lợi ích gia tộc. Nhưng
tại Đại Việt thời xưa chỉ cho phép việc kết hôn giữa anh chị em họ ngoại con cô
con cậu, con dì con già với nhau (khác họ) chứ tuyệt đối không được phép kết
hôn trong nội tộc (cùng họ). Và Trần Thủ Độ chính là người đầu tiên có cuộc hôn
nhân trái luân thường, ông và người vợ Trần Thị Dung vốn là chị em họ con chú
con bác cùng nội tộc. Ông cũng là người đưa ra quy định kết hôn cận huyết chỉ
cho phép con cháu Hoàng tộc nhà Trần được kết hôn trong nội tộc với lý do để
tránh nạn ngoại thích cướp ngôi (như chính cách nhà Trần đi lên từ ngoại thích
đoạt quyền nhà Lý). Vấn đề hôn nhân nội tộc cũng là điều mà các sử gia cực lực
phê phán là hành vi trái luân thường đạo lý trong hôn nhân các vua nhà Trần.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Quay
lại câu chuyện Trần Thủ Độ vốn được sinh ra và lớn lên ở đất Liêu, thế nên văn
hoá tập tục du mục của Mông Cổ rất có thể đã ăn sâu trong nhận thức, trong quan
điểm, lối sống của ông. Theo tập quán của người Mông Cổ, kết hôn trong nội tộc
là chuyện bình thường. Hơn nữa phong tục hôn nhân Mông Cổ xem người vợ chỉ như
“tài sản” của chồng. Điều này có nghĩa rằng khi ông chồng chết đi thì người vợ
cũng thuộc về người thừa kế tài sản của ông ta, lúc này người thê thiếp sẽ phải
làm vợ của anh/em chồng/con chồng/cháu chồng. Và bởi thê thiếp như tài sản nên
đàn ông Mông Cổ cũng được quyền tặng vợ cho người khác (Thành Cát Tư Hãn từng hào
phóng đem phi tần trong hậu cung của mình tặng cho tướng soái). Có khả năng do
lớn lên trên thảo nguyên, chứng kiến đời sống người Liêu như vậy mà quan điểm về
hôn nhân của Trần Thủ Độ khác biệt, trái hẳn với phong tục Đại Việt bấy giờ. Có
lẽ cũng bởi vậy mà sau này ông ấy bất chấp đạo lý lập mưu ép vua Trần Thái Tông
làm việc trái luân thường, lấy vợ cướp con của anh trai, khiến anh vua là Trần
Liễu không chịu nổi bức bách mà kéo quân làm loạn ở sông Cái năm 1237.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Tuy
rằng chủ trương kết hôn nội tộc được các vua thời đầu Trần Thánh Tông, Trần
Nhân Tông, Trần Anh Tông nghiêm chỉnh tuân theo và đã sản sinh cho họ Trần những
vị minh quân thần tướng tài năng, song cũng đã gây ra những vấn đề về di truyền
nối dõi ở các đời sau. Tới thời vua Trần Anh Tông thì Bảo Từ hoàng hậu (chính
thất đồng thời là em họ con chú vua) mấy lần sinh con trai đều đoản mệnh, người
con trai duy nhất còn sống tới tuổi trưởng thành là thái tử Trần Mạnh (tức vua
Trần Minh Tông) thì do Huy Tư hoàng phi (Chiêu Hiến quận chúa, họ hàng xa với
vua) sinh ra. Tới vua Trần Minh Tông thì các con trai do Lệ Thánh hoàng hậu
(chính thất đồng thời là em họ con chú vua) đều tuyệt tự (đích tử Trần Nguyên Dục
và vua Trần Dụ Tông), các con trai nối nghiệp vua là Trần Hiến Tông (trước Trần
Dụ Tông), Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông đều do hai thứ phi họ Lê sinh ra. Đến
cuối thời, nhà Trần rốt cuộc cũng không thể tránh khỏi nạn ngoại thích tiếm quyền
khi Hồ Quý Ly (trước là Lê Quý Ly, cháu họ gọi Minh Từ thái phi mẹ hai vua Trần
Hiến Tông và Trần Nghệ Tông bằng cô) từng bước soán quyền, phế vua, cướp ngôi họ
Trần.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b>3.
</b><b>Công thần</b><b> và Quyền thần</b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Trần
Thủ Độ là công thần bậc nhất trong sự nghiệp khai mở Trần triều là điều hậu
nhân bao đời đều công nhận. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn dài để về Trần
Thủ Độ :<i> “Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều
Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông
cả. Vì thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua. Bấy giờ có kẻ đàn hặc
ông, vào gặp Thái Tông khóc mà nói rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ
Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Thái Tông lập tức lệnh xe
ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và nói hết những lời người
ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn
nói". Rồi lấy ngay tiền lụa thưởng cho người ấy.”</i></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Qua
đoạn sử ngắn đã cho thấy bản thân vị Thái sư cũng thừa nhận rằng quả đúng ông
quyền át vua. Người viết mạo muội suy đoán sự việc trên xảy ra ở thời điểm Thái
Tổ Trần Thừa đã qua đời, Trần Thái Tông tự mình chấp chính ở tuổi 15,16, khi đó
Trần Thủ Độ là Thái sư phụ chính. Trần Thủ Độ không chỉ là công thần khai quốc,
đại thần phó trợ mà ông cũng là họ hàng thân thích, là chú họ kiêm cả vai cha vợ
vua (là cha dượng cả 2 hoàng hậu của Thái Tông) thế nên trong mắt bậc cha chú,
con cháu có lớn vẫn chỉ là đứa trẻ. Bởi ông đã trải bao chinh chiến, đã thấm
thía họ Trần gian nan thế nào, vất vả ra sao, đổ bao xương máu, mất mát những
gì để giành được ngôi báu, bởi nhận uỷ thác từ Thái Tổ Trần Thừa và cả dòng họ
Trần nên với ông điều quan trọng nhất là cơ nghiệp gia tộc, là giữ vững ngôi
báu. Vì thế ông ấy sẵn sàng bất chấp tất cả, yêu cầu khắt khe, sẵn sàng thẳng
tay dạy dỗ và cả trừng trị những đứa cháu miễn đạt được mục tiêu bảo toàn lợi
ích gia tộc. Lúc Thái Tổ Trần Thừa còn tại vị, Trần Thủ Độ chỉ đảm nhận vai trò
võ tướng sa trường đánh Bắc dẹp Đông. Khi Thượng Hoàng qua đời, ông là trụ cột
trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và cũng nhúng tay luôn vào chuyện
hậu cung, hậu duệ của vua Trần Thái Tông. Từ mẩu chuyện nhỏ ở trên, hành động
vua Trần Thái Tông đưa luôn người đàn hặc (luận tội) tới gặp Thái sư, một mặt
cho thấy lòng tin của vua với ông song ở một khía cạnh khác cũng có thể là vị
vua trẻ đang thăm dò thái độ ông chú, biết đâu là bao lâu mới có người dám nói
ra điều vua muốn bày tỏ. Lật lại các sự kiện trước đó, năm 1234 vua Trần Thái
Tông từng phong cho anh trai Trần Liễu tước Hiển hoàng phụ chính, nhưng chỉ
trong vòng 3 năm Trần Liễu đã thảm bại dưới tay Thái sư trên chính trường đến nỗi
suýt mất cả mạng. Vua cũng từng muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc vương
làm tể tướng, nhưng Thủ Độ gàn: <i>"An Quốc là anh thần, nếu cho giỏi
hơn thần thì thần xin trí sĩ, nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử. Nếu
anh em đều làm tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra làm sao?"</i> vua bèn
thôi. Có lẽ vị vua trẻ đã từng nhiều lần tìm cách, tìm người làm đối trọng cân
bằng quyền lực với Trần Thủ Độ nhưng không thành công.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Tuy
Trần Thủ Độ át quyền vua song ông lại không có lòng tư lợi hay ý đồ soán vị,
ông một lòng tận tuỵ phò tá Trần Thái Tông. Trong sự biến năm 1237, chính Trần
Thủ Độ từng nhận <i>"Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người
thuận nghịch thế nào?" </i>Lòng trung thành của ông là nền tảng vững chắc
giúp vua gây dựng Đại Việt vững vàng, thịnh trị sau loạn ly cuối thời Lý. Trong
cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất năm 1257, nhờ kinh nghiệm thưở nhỏ
hiểu lối sống dân du mục thường đánh nhanh thắng nhanh nhưng bất lợi khi phải
chiến đấu dài ngày, Thái sư Trần Thủ Độ đưa ra kế “thanh dã” (vườn không nhà trống)
đã phát huy tác dụng làm tiêu hao sức địch, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu. Vào thời
điểm quân nhà Trần thất thế, phải lui quân về sông Thiên Mạc, khi được vua hỏi
về kế sách, Thủ Độ khẳng khái tâu: <i>"Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ
hạ đừng lo".</i> Nhờ khí khái kiên cường, tinh thần bất khuất, kế sách vẹn
toàn, vua quan nhà Trần tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đánh bại quân Mông Cổ, khiến
chúng phải thoái chạy về nước.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Thật
đúng với lời Huệ Túc phu nhân khi luận giải lá số tử vi của Trần Thủ Độ<i>: “Tiên
sinh hành sự bất chấp luật pháp, chẳng kể đạo lý. Có lúc tiên sinh thành người
nửa chính, nửa tà, nửa ma, nửa quỷ. Tiểu nữ e muôn nghìn năm sau còn bị dị nghị.
Nhưng… dù ai dị nghị, thì chỉ dị nghị về cá nhân tiên sinh. Còn đối với đất nước,
quả thật công lao cũng như tấm lòng của tiên sinh sáng như trăng rằm, không ai
chê trách được.”</i></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Khi
trưởng thành, vua Trần Thái Tông ngày càng thể hiện rõ tài năng đức độ, sự anh
minh, sáng suốt của mình và dần làm chủ chính sự. Thái sư Trần Thủ Độ khi lớn
tuổi cũng không tham quyền cố vị mà tự lui về sau để nhà vua và thế hệ hậu duệ
họ Trần kế thừa cơ nghiệp, gánh vác cơ đồ.
Năm 1264 dưới thời vua Trần Thánh Tông, mùa xuân, tháng Giêng, Thái sư Trần Thủ
Độ qua đời, hưởng thọ 71 tuổi. Ghi nhận công lao to lớn của ông, Trần Thủ Độ được
Thượng hoàng Trần Thái Tông truy tặng thụy hiệu là Thượng phụ Thái sư Trung Vũ
Đại vương. Theo những gì lưu lại, ông chỉ có một người con trai là Nhân Huệ hầu
Trần Phó Duyệt, cháu nội của ông có danh tướng lắm tài nhiều tật Trần Khánh Dư
(người cháu này cũng bá đạo trên từng hạt gạo chẳng kém ông nội) và Trần Văn Lộng
(sau bị đổi thành Mai Văn Lộng do đã đầu hàng giặc Nguyên vào năm 1285).</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Cuộc
đời thăng trầm, lắm thị phi nhiều dị nghị của Thái sư Trần Thủ Độ chung quy lại
là một lòng dốc sức vì cơ nghiệp họ Trần, một dạ trung thành với vua Trần Thái
Tông, một tình yêu chung thuỷ với Linh Từ Quốc mẫu và một nhà quân sự tài năng,
một đại thần thanh liêm đức độ hết lòng vì xã tắc.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b><i>Đọc thêm:</i></b></p></div><div class="block-wrapper" type="linkTool"><a class="link-content" target="_blank" rel="nofollow noindex noreferrer" href="https://blog.vietales.vn/publication/nu-de-chuyen-chua-ke-k%E1%BB%B3-1-%E2%80%9Cnu-hoang-nuoc-mat%E2%80%9D-dai-viet-ly-thien-hinh"><div class="link-title">NỮ ĐẾ CHUYỆN CHƯA KỂ: Kỳ 1 “Nữ Hoàng Nước Mắt” Đại Việt: Lý Thiên Hinh</div><p class="link-description"></p><span class="link-anchor">blog.vietales.vn</span></a></div>